Làm thế nào để đánh giá một thiết kế là tuyệt vời hay tầm thường? Hãy cùng Lasso tìm hiểu nhé.
Chất lượng của bản thiết kế không chỉ phụ thuộc vào thị hiếu hay trực giác của người nhìn. Việc xác định chất lượng của bản thiết kế là vô cùng quan trọng đối với cả người thiết kế và chủ sở hữu doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi một thời gian dài rèn luyện. Nếu bạn là một designer muốn phát triển chuyên nghiệp, bạn nên cố gắng biến kỹ năng này thành một thói quen, giống như việc đánh răng hàng ngày.
Với những đôi mắt cú vọ, các chuyên gia thiết kế có thể dễ dàng “soi” ra tất cả ưu – nhược điểm của một sản phẩm, miễn là đó là thiết kế của người khác. Nhưng còn thành phẩm của chính họ thì sao?
Ngay cả những nhà thiết kế có kinh nghiệm cũng có thể bỏ qua sai lầm của chính mình. Khi chúng ta dành một thời gian dài cống hiến một dự án, chúng ta sẽ mất đi một phần khả năng đánh giá.
Vậy…Chúng ta cần những kỹ năng gì để có thể đánh giá thiết kế của mình và người khác một cách khách quan nhất?
Chúng ta cần phân tích qua 3 khía cạnh:
– Marketing
– Khả Năng Ứng Dụng
– Thiết Kế
Cách Đánh Giá Một Bản Thiết Kế
Nếu bạn là một nhà thiết kế, hãy quên nó đi. Bây giờ bạn là một nhà phê bình. Quan sát với tư cách là nhà tiếp thị trước tiên, sau đó là người tiêu dùng và cuối cùng là nhà thiết kế.
Sau đây, hãy cùng nhau đánh giá một bản thiết kế lần lượt qua 3 khía cạnh sau:
1. MARKETING
1.1 Thiết kế phải phù hợp với đối tượng:
Hình ảnh phải phù hợp với tệp khách hàng mục tiêu. Ví dụ, một trang web tài chính không nên được thiết kế theo phong cách Hello Kitty. Người tiêu dùng có thể chẳng nhận ra ngay sự không ăn nhập về hình ảnh, nhưng chắc chắn họ sẽ cảm thấy “là lạ”.
Cách trình bày và phong cách thiết kế là ngôn ngữ doanh nghiệp dùng để trao đổi với khách hàng. Hãy đảm bảo rằng họ hiểu được ngôn ngữ này, tức là kiểu thiết kế và tông màu phải thích hợp với sản phẩm bạn kinh doanh.
1.2 Thiết kế phải tương ứng với mục tiêu dự án
Mỗi thiết kế có trách nhiệm hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể. Hãy tụ hỏi bản thiết kế có giúp dự án đạt được mục tiêu không?
Ví dụ: Phân tích thiết kế Landing Page.
Hãy chú ý đến cách lời kêu gọi hành động được thể hiện. Khu vực CTA trông có “mời gọi” không? Nó có làm bạn muốn nhấp vào hay thực hiện một số hành động khác?
1.3 Màu sắc thiết kế phải phù hợp
Màu sắc là yếu tố đầu tiên thu hút sự chú ý của người dùng, vì vậy nó cần thiết phải phù hợp với nội dung. Đó là vấn đề của tiếp thị hình ảnh hơn là thiết kế. Bạn có thể học hỏi thêm về cách màu sắc ảnh hưởng đến tâm trí người tiêu dùng và cách ứng dụng nó trong thiết kế tại đây.
Hãy đảm bảo ứng dụng màu sắc một cách tối ưu nhất. Nó có diễn tả được thông điệp của doanh nghiệp không? Sự kết hợp của màu sắc có gợi ra được cảm xúc ở khách hàng mục tiêu không? Bảng màu có tương ứng với các sản phẩm mà doanh nghiệp đang có không?
1.4 Thiết kế bao gồm ưu đãi hấp dẫn
Ưu đãi chính có hấp dẫn, thú vị, có “đập vào mắt” người nhìn không? Có điều gì đặc biệt và độc đáo về ưu đãi khiến khách hàng muốn khám phá nó và tìm hiểu thêm nên được nhấn mạnh trong thiết kế.
2. Khả Năng Ứng Dụng
2.1 Thiết kế phải dễ hiểu
Liệu khách hàng có thể nhận ra ngay lập tức nội dung và mục đích của bản thiết kế không? Nắm bắt tốt sự chú ý của người nhìn sẽ giúp bạn làm tốt việc này hơn.
Sự dễ hiểu của bản thiết kế phụ thuộc vào những yếu tố sau:
– Cấu trúc bố cục (layout)
– Sự phân cấp nội dung (Nội dung chính nên rõ ràng, nổi bật nhất; nội dung phụ có thể “khiêm tốn” hơn)
– Điểm nổi bật (Highlights: hình ảnh, văn bản,..)
– Sự Điều phối hướng nhìn của người tiêu dùng.
Hãy “đảo mắt” một vòng qua bản thiết kế của bạn và trả lời những câu hỏi sau:
– Mắt bạn có dừng lại ở những nội dung được highlight không?
– Bạn lướt qua thờ ơ hay bị điều gì đó thu hút?
– Bạn có bị phân tâm bởi các yếu tố phụ không?
– Bạn có mất hứng thú vì chẳng có gì để tập trung tìm hiểu?
– Mắt bạn có được “hướng tới” mục tiêu chính của bản thiết kế không? Việc đó xảy ra nhanh như thế nào?
2.2 Hiệu quả của bản thiết kế
Hiệu quả của bất kỳ hình ảnh nào cũng có thể được đánh giá qua các tiêu chí sau:
– Sự dễ dàng nhận biết các yếu tố trong bản thiết kế (hình ảnh, màu sắc, văn bản).
– Sự thông thoáng trong bố cục.
– Cách hướng người xem đến nội dung chính.
3. Thiết Kế
Ý chỉ concept, hình ảnh và khả năng bộc lộ của bản thiết kế. Nhiệm vụ của chúng ta là kiểm tra xem concept ban đầu đã được thể hiện tốt hay chưa.
3.1 Concept (Ý tưởng)
– Thiết kế có thú vị không?
– Thiết kế có phản ánh thông điệp bạn muốn không?
– Thiết kế có độc đáo và ấn tượng không?
– Phong cách có phù hợp với concept của dự án không?
3.2 Sự hợp thời
Thiết kế có xu hướng nhanh chóng trở nên lỗi thời và kém hấp dẫn qua thời gian. Hãy đảm bảo rằng thiết kế của bạn phù hợp với thời đại và không có những hình ảnh cũ nhàm chán.
3.3 Cấu trúc bố cục
Ngay từ giai đoạn phê duyệt bố cục, doanh nghiệp đã có thể dự đoán được thiết kế có tốt hay không. Tất cả những gì doanh nghiệp phải làm là xem xét cấu trúc bố cục. Dưới đây là các tiêu chí của một bố cục tốt:
- Grouping (Khối Nội Dung)
Các khối nội dung phải được nhóm lại theo mục đích của dự án và sự phân cấp nội dung. (nhóm nội dung chính với nội dung chính; nội dung phụ với nội dung phụ). Mỗi nhóm nội dung chứa một tập dữ liệu và mục đích riêng (mục tiêu nhỏ). Trong mỗi nhóm, người tiêu dùng tìm thấy những thông tin cụ thể hoặc thực hiện một hành động được bản thiết kế dẫn dắt.
Các khối nên được ngăn cách bằng không gian âm giúp phân biệt rõ ràng nhóm nào là nhóm nào. Sự thụt vào giữa các khối phải hoàn toàn đồng nhất, cân đối và tỉ lệ với nhau.
Các thiết kế chất lượng kém thường có các khối hoặc các nhóm “dính vào nhau” (thụt lề quá nhỏ) hoặc “tách rời” (thụt lề quá lớn).
- Sự liên kết
Liên kết tốt giúp thiết kế có thứ tự và có tổ chức. Kiểm tra xem các thành phần tử có được căn chỉnh đồng nhất hay không.
3.4 Cách thể hiện
Khi bạn đã chắc chắn rằng hai tiêu chí đầu tiên (Marketing và khả năng ứng dụng) đều tốt, bạn có thể chuyển sang đánh giá thành phần hình ảnh.
Đây là những tiêu chí cần thiết cho một thiết kế chất lượng cao:
- Sự phân cấp nội dung:
Hệ thống phân cấp hình ảnh nằm ở “khung xương” của bố cục. Đảm bảo rằng thiết kế không chỉ dựa trên hệ thống phân cấp mà còn nâng cao và nhấn mạnh nó.
- Tiêu điểm
Highlights là một lời kêu gọi “Hãy nhìn vào đây!”. Những điểm này có thu hút sự chú ý đến thông tin quan trọng không? Nếu hightlight của một thiết kế chỉ dựa trên tính thẩm mỹ mà không có mục đích ,có ý nghĩa, thì thiết kế đó sẽ xấu, cho dù nó trông mỹ miều đến đâu.
- Sự tương phản
Sự tương phản giúp nhấn mạnh thông tin, xây dựng hệ thống phân cấp nội dung và làm nổi bật những highlights.
Kiểm tra xem thiết kế của bạn có đủ độ tương phản hay không. Nó có trông đơn điệu do thiếu sự tương phản? Hay nó quá lộn xộn do tương phản quá nhiều?
- Sự lặp lại
Nếu thiết kế không chứa các hình ảnh lặp lại (phối màu, hình dạng, phông chữ, hình ảnh, không gian âm), thiết kế sẽ mất tính liên kết và người dùng không thể phân biệt các khối thông tin.
Tuy nhiên, lặp lại quá nhiều cũng không tốt vì nó có thể trở nên khó chịu.
- Sự thống nhất phong cách
Tất cả các tính năng trên phải được thống nhất một cách trực quan, có thứ tự và thống nhất với nhau. Hệ thống này phải hướng tới ý tưởng, thông điệp chính.
TÓM LẠI
Bạn có thể lập danh sách các tiêu chí mình cần xem xét. Chất lượng thiết kế cần được đánh giá kỹ từ trong ra ngoài. Tốt nhất bạn nên đánh giá theo từng yếu tố một.
Mọi khía cạnh của bản thiết kế (Marketing, khả năng ứng dụng, thiết kế) phải tương ứng với mục tiêu, lý tưởng của dự án. Nếu có thể làm được điều trên, thiết kế của bạn rất xứng đáng được đánh giá cao!
Nguồn: https://www.outcrowd.io/blog/how-to-evaluate-design-quality
Nếu bạn có nhu cầu tư vấn dịch vụ thiết kế logo đẹp, chuyên nghiệp, hãy liên lạc với Lasso qua hotline 092.561.5535 hoặc qua link sau để được chúng tôi tư vấn và báo giá.
Follow các bài viết chất lượng của Lasso tại:
Blog Lasso: https://lasso.vn/blog/
Facebook: Lasso Agency
Case study Behance: Lasso Agency