Có thể nói, Logo là chiếc cổng nhà của doanh nghiệp. Nó là ấn tượng đầu tiên, là lời chào mời đến với thương hiệu.
Điều gì tạo nên một thiết kế logo thành công?
Những logo thành công luôn rất dễ nhận ra, phản ánh chính xác thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải và nổi “bần bận” giữa vô vàn logo khác.
Tuy thị trường và xu hướng thiết kế thường xuyên thay đổi, một số đặc điểm nhất định như kiểu chữ, bố cục, hoa văn và màu sắc luôn tác động lớn đến cách mọi người cảm nhận về logo. Học hỏi từ các thương hiệu lớn sẽ giúp bạn tinh chỉnh thương hiệu của riêng mình và kết nối với khách hàng tốt hơn.
Hãy cùng Lasso Agency tìm hiểu “Các công ty lớn trên thế giới nâng tầm thiết kế logo như thế nào?” và “Tại sao họ lại thành công?”. Từ đó, hãy xem chúng ta học được gì từ những thiết kế logo của họ nhé.
FedEx
Lịch sử
Logo ban đầu của FedEx ra đời vào năm 1973, chỉ với hai chữ FEDERAL EXPRESS được viết cách điệu trên nền xanh /trắng.
Đến năm 1994, công ty đã cho ra mắt logo với mũi tên màu trắng được ẩn giấu giữa chữ E và X. Đây là mẫu logo kinh điển của FedEx mà chúng ta vẫn nhìn thấy ngày nay.
Thiết kế
FedEx đã thông minh giấu một mũi tên màu trắng vào giữa hai chữ E và X trong logo của mình. Chiếc mũi tên này biểu tượng cho tốc độ, sự chuyển động và độ chính xác — những đặc điểm quan trọng tuyệt đối với một thương hiệu giao hàng và logistics.
Không chỉ vậy, FedEx còn khéo léo sử dụng màu sắc để đại diện cho nhiều lĩnh vực mà công ty hoạt động. Họ sẽ giữ nguyên màu tím của chữ “Fed” và màu sắc của chữ “Ex” sẽ thay đổi tùy theo sản phẩm, dịch vụ. Ví dụ, FedEx Express, dịch vụ giao hàng nhanh của FedEx, có màu tím và màu cam. FedEx Trade Networks, với chữ “Ex” màu vàng, chuyên cung cấp dịch vụ liên quan đến hải quan, bảo hiểm và tư vấn vận chuyển.
Bằng cách thay đổi một trong các màu logo của họ, điều có tượng trưng cho từng lĩnh vực khác nhau của công ty. Bởi vì tâm lý học màu sắc rất quan trọng trong kinh doanh, mỗi màu sắc có thể phản ánh một khía cạnh cụ thể của thương hiệu của bạn.
Tóm lại, thay đổi màu chữ trong logo là kinh nghiệm ta rút ra được từ FedEx. Bạn hãy xem doanh nghiệp của mình có những lĩnh vực nào để học hỏi điều này từ họ nhé. Đồng thời, bạn cũng nên tìm hiểu về tâm lý học màu sắc và ảnh hưởng của nó trong kinh doanh để chọn ra màu sắc phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn.
Bạn hãy xem qua bài phân tích ảnh hưởng của màu sắc thương hiệu lên tâm trí khách hàng để biết thêm về sự ứng dụng của màu sắc trong logo nhé!
Kết luận
Một ý nghĩa ẩn giấu trong logo có lẽ là sự sáng tạo mà nhiều doanh nghiệp đang thiếu trong thiết kế logo của mình.
Tại sao bạn không thử thiết kế logo như FedEx?
Hãy mang đến khoảnh khắc “vui vẻ” khi khách hàng nhận ra điều ẩn giấu trong logo và nâng cao sự thông minh trong thiết kế để thương hiệu trông thú vị hơn.
LG
Lịch sử
LG được thành lập vào năm 1958 với tên gọi Goldstar Electronics. Vào năm 1995, công ty thiết kế lại bộ nhận diện thương hiệu với logo và slogan “Life’s Good”. 2011, logo được “thêm thắt” hiệu ứng 3D bóng bẩy được công ty sử dụng đến ngày nay.
Thiết kế
Lần đầu tiên nhìn vào logo của LG, bạn thấy gì? Có phải là một khuôn mặt đang mỉm cười và nháy mắt không?
Mặc dù ẩn ý trên logo LG thể hiện rõ hơn so với mũi tên của FedEx, ta không thể phủ nhận khuôn mặt cảm xúc trong logo LG rất thông minh. Các chữ cái “LG” khớp với slogan của công ty “Life’s Good” và thể hiện slogan ấy bằng một khuôn mặt vui vẻ. Rất thông minh phải không? Ngoài ra, chữ G có hình dạng như một nút bấm, rất phù hợp với một công ty điện tử.
Giống như Target, LG sử dụng một vòng tròn màu đỏ trong thiết kế của mình để biểu thị sự kết nối, tính cộng đồng và sự bền bỉ. Màu đỏ trên logo LG là “màu đỏ độc đáo của riêng LG”. (Khi bạn mua một sản phẩm điện tử mới, nếu nó đến từ một công ty coi trọng độ bền sẽ tốt hơn đúng không?)
Phía trên logo là sự thay đổi sắc độ của màu đỏ. Theo LG, điều này mang lại cho logo một sức hấp dẫn, giúp “tăng cường tác động của logo và truyền đạt đặc điểm sản phẩm của LG cho người dùng”.
Kết luận
Một lần nữa, sự đơn giản lại là chìa khóa thành công của một logo. Thiết kế logo của LG truyền tải các đặc điểm thương hiệu bằng một màu, hai chữ cái và một hình tròn. Một logo có thể tạo nên bản sắc thương hiệu chỉ với vài nét đơn giản. Đừng nghĩ quá phức tạp!
Logo của LG là một ví dụ khác về tác động của hình ảnh ẩn giấu lên tâm trí người dùng. Nếu bạn có thể sáng tạo điều gì đó tương tự, nó sẽ là một cách hoàn hảo để thể hiện đặc điểm thương hiệu.
Toyota
Lịch sử
Toyota có tên gọi cũ là “Toyoda” – tên người sáng lập công ty. Năm 1936, công ty tổ chức một cuộc thi thiết kế lại bộ nhận diện thương hiệu và đổi tên thành “Toyota”, với cách viết đơn giản và mang ý nghĩa may mắn hơn trong tiếng Nhật.
Năm 1989, công ty ra mắt logo hình elip và sử dụng đến hiện tại.
Thiết kế
Giống như LG và Target, Toyota sử dụng màu đỏ làm màu thương hiệu chính để truyền tải sự kết nối và tính bền bỉ đến khách hàng.
Màu bạc trên logo thể hiện sự đáng tin cậy, tính chuyên nghiệp và sự an toàn. Thêm vào đó, ánh kim loại sẽ tạo thêm cảm giác sang trọng và cao cấp.
Các cạnh cong của logo thể hiện sự tinh tế và bóng bẩy, trong khi kiểu chữ đậm và nổi bật, ngụ ý sức mạnh và sự đáng tin.
Vậy, những hình bầu dục lạ mắt có ý nghĩa gì?
Theo Toyota, hai hình bầu dục vuông góc nhỏ nằm trong hình bầu dục lớn thể hiện trái tim của khách hàng và trái tim của công ty. Chúng chồng chéo lên nhau mô tả mối quan hệ đôi bên cùng có lợi của cả hai. Các hình bầu dục lồng ghép tạo thành chữ “T”, chữ cái đầu tiên của công ty nhưng cũng giống như hình vô lăng ô tô.
Tuy logo của Toyota phức tạp hơn các logo khác trong bài viết, ý nghĩa và sự sáng tạo đằng sau nó đòi hỏi người thiết kế phải vô cùng tinh tế, tỉ mỉ.
Kết luận
Lồng ghép nhiều ý nghĩa vào logo mà vẫn giữ được sự tối giản như Toyota là một điều rất khó. Nếu bạn làm được điều này, nó sẽ góp phần thể hiện sự tinh tế, tỉ mỉ của doanh nghiệp và giúp bạn xây dựng mối quan hệ tốt hơn với khách hàng.
Mercedes-Benz
Lịch sử
Theo thời gian, hầu hết các công ty xe hơi đều thay đổi logo để bắt kịp xu hướng thiết kế mới. Tuy nhiên, logo hình ngôi sao của Mercedes-Benz đã được hãng sử dụng từ năm 1909 và giữ nguyên xuyên suốt hơn một thế kỷ qua.
Thiết kế
Logo của Mercedes xuất hiện trên nhiều loại xe và quảng cáo chỉ với icon mà không có chữ cái nào nói về tên thương hiệu. Với nhận thức về thương hiệu trong nhiều thập kỷ, công ty có thể dễ dàng in sâu vào kiến thức phổ thông của người tiêu dùng. Nhưng bản thân logo hình ngôi sao đã chứa đựng nhiều ý nghĩa: ba cánh tượng trưng cho không khí, đất, và biển — mỗi cánh là một phân khúc của ngành công nghiệp ô tô.
Giống như Toyota, màu bạc của logo gợi lên sự đáng tin cậy, tính bảo mật, tính chuyên nghiệp và tính quy ước cùng với sự sang trọng và cao cấp. Có lẽ đây là xu hướng của ngành sản xuất ô tô nói riêng.
So với các thương hiệu khác, kiểu chữ Mercedes mỏng và cong, mang lại vẻ sang trọng – chính là hình ảnh mà công ty muốn tạo ra.
Kết luận
Font chữ trên logo là điều bạn cần chú ý. Hãy so sánh font chữ trên logo của Mercedes với Toyota, ta có thể thấy rõ sự khác biệt. Các cạnh cong cho phép công ty gợi lên sự sang trọng – tất cả chỉ bằng các chữ cái. Hãy tưởng tượng nếu phông chữ đó dày, đậm và nhiều khối. Nhìn sẽ không hề sang trọng chút nào đúng không?
Nếu bạn định sử dụng text trong logo của mình, hãy nhớ rằng mỗi kiểu chữ đều có cá tính riêng. Hãy tìm một font phù hợp với thương hiệu của bạn và sử dụng nó.
Để tìm hiểu về bí quyết sáng tạo logo thành công logo từ các thương hiệu như Apple, Google, Target,… Hãy click vào đây.
Nguồn: Top 10 of the World’s Most Famous Logos and What You Can Learn From Them (99designs.com)
Lời Kết
Một mẫu logo chuyên nghiệp và ấn tượng sẽ góp phần thể hiện sự uy tín, độ tin cậy của doanh nghiệp. Đồng thời, thiết kế logo còn phản ánh một phần đặc điểm các sản phẩm mà doanh nghiệp của bạn cung cấp. LOGO nói riêng và bộ nhận diện thương hiệu nói chung là một trong những yếu tố quan trọng nhất để thương hiệu phát triển bền lâu và vững mạnh.
Nếu bạn có nhu cầu tư vấn dịch vụ thiết kế logo đẹp, chuyên nghiệp, hãy liên lạc với Lasso qua hotline 092.561.5535 hoặc qua link sau để được chúng tôi tư vấn và báo giá.
Follow các bài viết chất lượng của Lasso tại:
Blog Lasso: https://lasso.vn/blog/
Facebook: Lasso Agency
Case study Behance: Lasso Agency